Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, cùng với Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Việc làm sửa đổi sẽ góp phần thể chế hóa các quan điểm, đường lối, chính sách về việc làm, đẩy mạnh hỗ trợ người lao động, xây dựng mạng lưới an sinh xã hội bao trùm, bền vững.
Đồng thời, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, nhất là đối với các Luật mới được sửa đổi, bổ sung, phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.
Luật Việc làm sửa đổi đảm bảo tuân thủ các “luật chơi” về tiêu chuẩn lao động, việc làm của Việt Nam
Luật Việc làm sửa đổi sẽ mở rộng độ bao phủ, điều chỉnh các chính sách lao động, việc làm đến toàn bộ lực lượng lao động, bao gồm cả lực lượng lao động phi chính thức.
Sớm sửa Luật Việc làmLuật Việc làm sửa đổi cũng là cơ sở quan trọng để xây dựng các chính sách hỗ trợ người lao động, đặc biệt có nhóm lao động yếu thế, lao động nghèo, lao động nông thôn, người thất nghiệp và tăng cường cơ hội việc làm cho lao động khu vực phi chính thức.
Luật Việc làm sửa đổi thúc đẩy tạo việc làm theo hướng bền vững
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã trình Chính phủ đề nghị xây dựng Luật Việc làm (sửa đổi) vào 4 nhóm chính sách trọng tâm:
Nhóm chính sách 1, quản trị thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, hiện đại, bền vững và hội nhập. Mục tiêu hỗ trợ phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, hiện đại, bền vững, phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động đồng bộ, thống nhất.
Nhóm chính sách 2, hoàn thiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp là công cụ quản trị thị trường lao động. Bổ sung, mở rộng diện bao phủ đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp, bảo đảm việc làm cho người lao động, phòng ngừa, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp.Chuyển đổi số để tạo việc làm bền vững
Đẩy mạnh đào tạo nghề để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Nhóm chính sách 3, phát triển kỹ năng nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Mục tiêu là phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp gắn với đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
Nhóm chính sách 4, thúc đẩy tạo việc làm theo hướng bền vững. Mục tiêu nhóm chính sách này hướng tới là thúc đẩy tạo việc làm theo hướng chủ động, bền vững, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, nhất là cho các nhóm lao động phi chính thức, lao động yếu thế.
Theo dự kiến, Luật Việc làm sửa đổi sẽ được trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV (tháng 10/2024). Trình Quốc hội thông qua vào Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV (tháng 5/2025). Thời gian Luật có hiệu lực từ 01/01/2026.