Gen Y và Gen Z ‘khẩu chiến’ trên show việc làm: Người cho rằng đi làm phải biết chấp nhận, Tiktoker 50 nghìn follow phản pháo đi làm là phải vui

Cơ hội cho ai? – Whose chance?” Tập 5 là cuộc đối đầu giữa cặp ứng viên Gen Y và Gen Z.

Trịnh Thị Hà My, 23 tuổi, Cử nhân loại Giỏi chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm với ngành hẹp là Kỹ sư cầu nối Nhật Bản. Hiện tại, nữ ứng viên đang làm công việc lập trình website. Dù tuổi đời còn khá trẻ, cô nàng sinh năm 1999 này đã sở hữu cho mình những thành tích ấn tượng: từng đạt học bổng 70% ở Đại học FPT Hà Nội, sở hữu kênh TikTok với 45,5 nghìn người theo dõi.

Trịnh Nam Sang, 30 tuổi, Cử nhân ngành Thiết kế Đồ họa Truyển thông đa phương tiện trường ĐH Mỹ thuật TPHCM. Nam ứng viên có hơn 5 năm kinh nghiệm làm thiết kế đồ họa trong lĩnh vực marketing ở nhiều tập đoàn đa quốc gia.

Đi làm là phải vui hay phải biết chấp nhận?

Chủ đề tranh biện của 2 ứng viên là “Bạn đồng tình với quan điểm nào “Đi làm thì phải vui” hay “Đi làm là phải biết chấp nhận”?”.

Là người đưa ra quan điểm trước, Nam Sang cho hay: “Không phải ai cũng có được một công việc tốt. Không phải ai cũng may mắn có được một người sếp tốt. Nên việc đi làm biết chấp nhận có thể đúng trong trường hợp này. Vui khi đi làm là chưa đủ. Chúng ta phải vui khi thức dậy trên chiếc giường của chúng ta, chứ không phải trên giường bệnh viện”.

“Khi đi làm, chúng ta phải chấp nhận mọi rủi ro, buồn vui. Chúng ta phải có sự ganh đua trong công việc, thì mới có thể giúp ích cho công ty, cho sự nghiệp của chúng ta”.

Trước chất vấn của đối thủ về việc quan điểm thế nào là sếp tốt, Nam Sang cho rằng anh sẽ quan sát xem Sếp có biết lắng nghe nhân viên của mình hay không.

Có phải tất cả yêu cầu của sếp anh đều chấp nhận?“, Hà My chất vấn quan điểm “Đi làm là phải biết chấp nhận” của đối thủ.

Nếu không vi phạm pháp luật Việt Nam, không vi phạm hợp đồng lao động, anh sẽ tuân theo“, Nam Sang phản hồi.

Không đồng tình với quan điểm của đàn anh hơn 7 tuổi, Hà My khẳng định: “Ưu điểm của em là sức trẻ và đối với em, đã đi làm thì phải vui”. Nữ ứng viên cho rằng niềm vui, theo quan điểm của cô, không phải là cảm xúc cá nhân mà chính là việc tạo ra được giá trị cho bản thân và doanh nghiệp.

Mình được tạo ra giá trị thì mình sẽ tự tin, cố gắng và nỗ lực nhiều hơn. Năng lượng tích cực luôn có sức lan tỏa. Nếu em vui và lan tỏa điều đó đến mọi người trong công ty, em chắc chắn các anh chị đồng nghiệp cũng sẽ thân thiết, dễ dàng trao đổi, hiệu quả công việc tăng thêm. Em từng chứng kiến nhiều người mang ưu phiền về với gia đình, họ đẩy áp lực lên gia đình, vợ con – những điều không ai muốn“, Hà My chia sẻ.

Sếp Nguyễn Trung Dũng – Chủ Tịch HĐQT kiêm CEO CTCP DH FOODS cho biết: Trên trang cá nhân, ông hay nói đi làm là phải VUI.

Gen Y và Gen Z ‘khẩu chiến’ trên show việc làm: Người cho rằng đi làm phải biết chấp nhận, Tiktoker 50 nghìn follow phản pháo đi làm là phải vui - Ảnh 2.

“‘Vui’ ở đây không phải là vui vẻ, không phải mang ý nghĩa đến cơ quan cười đùa thoải mái. ‘Vui’ ở đây là mang năng lượng tích cực đi làm. Kể cả khi gặp khó khăn, ta dùng năng lượng đó để giải quyết. Nếu khi chán nản, ta sẽ không giải quyết được công việc”.

“Đây không phải lý thuyết mà là thực tế tôi từng trải qua: Đi làm không thấy vui, sáng dậy không thấy vui, và cái kết quả cuối cùng không tốt chút nào. Đấy là quan điểm cá nhân của tôi”, ông Dũng tâm sự.

Kết thúc vòng Đối mặt, Nam Sang giành chiến thắng áp đảo trước Hà My với điểm số 4/5 và bước tiếp vào vòng Chinh phục.

Tuy phải dừng cuộc chơi sớm, thế nhưng cô gái Gen Z Hà My giành được nhiều thiện cảm từ các Sếp và liên tục nhận được những offer hấp dẫn sau chương trình. Hà My có “vốn liếng” ngoại ngữ khá tốt, sử dụng thành thạo tiếng Anh và tiếng Nhật (Trình độ N4+). Cùng khả năng hoạt ngôn, My thường xuyên đảm nhận vai trò làm MC tại nhiều chương trình, sự kiện có yếu tố nước ngoài.

Với năng lực này, sếp Bảo Ngọc dành cho cô 2 vị trí công việc: Làm ở Ban chuyển đổi số hoặc phụ trách truyền thông cho Bảo Ngọc. Sếp Quyền của Thắng Lợi Group ngỏ lời mời nữ ứng viên làm Chuyên viên Lập trình cho một công ty công nghệ thuộc hệ sinh thái của Tập đoàn. Sếp Nga của Elise muốn gặp Hà My ngoài đời để có thể trao đổi nhiều hơn. Sếp Trí dành cho ứng viên cơ hội tham gia vào dự án OTT (Giải pháp cung cấp nội dung qua Internet) lớn nhất Việt Nam.

Em có thể tham gia vào sản phẩm ngay từ đầu. Em có thể học hỏi từ những đàn anh có nhiều kinh nghiệm và thành tích trước đó. Và em làm việc tại Hà Nội”, CEO ASIM bổ sung.

Chàng trai nhận là “Designer top đầu Việt Nam” được 4 sếp lựa chọn, chốt lương 36 triệu đồng

Gen Y và Gen Z ‘khẩu chiến’ trên show việc làm: Người cho rằng đi làm phải biết chấp nhận, Tiktoker 50 nghìn follow phản pháo đi làm là phải vui - Ảnh 3.

Quay trở lại với Nam Sang, chàng trai thậm chí được 2 sếp bấm đèn xanh để vào vòng trong mà không cần đặt bất cứ câu hỏi gì.

Mức lương kỳ vọng của Nam Sang là 30 triệu đồng. Anh nhận được 4 đèn xanh trên tổng số 5 đèn. Sếp Trí là người duy nhất không lựa chọn tuyển dụng ứng viên, mặc dù vị doanh nhân này offer công việc cho Hà My – cô gái bị loại ở vòng trước đó.

Nam Sang nhận được lời mời làm việc tại:

Dh Foods ở vị trí Trưởng nhóm Thiết kế với mức lương 28 triệu đồng

– Elise ở vị trí Phụ trách Hình ảnh và Video với mức lương 30 triệu đồng

– Tập đoàn Thắng Lợi Group ở vị trí Phó phòng Thiết kế (WIN Media) với mức lương 30,686,868 đồng

– Bảo Ngọc (BNA) ở vị trí Trưởng phòng Thiết kế với mức lương 36 triệu đồng

Kết quả chung cuộc, Nam Sang đã quyết định về đội Sếp Thuấn tại Bảo Ngọc (BNA) ở vị trí Trưởng phòng Thiết kế với mức lương 36 triệu đồng.


Bình An