Chung tay xây dựng lực lượng nhân lực chất lượng cao

Cuộc cách mạng công nghiệp lần 4 đã dẫn đến sự ra đời của  nhiều ngành mới, tác động đến cung cầu lao động và sự dịch chuyển cơ cấu nguồn lao động tại Việt Nam.  Thách thức lớn của Việt Nam trong bối cảnh này chính là nguồn lao động trẻ và chi phí lao động thấp không còn là lợi thế, nếu họ không đáp ứng được các yêu cầu.  

Dự báo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), trong 5 năm tới sẽ có 1/3 công việc thay đổi, 40% lao động khó có khả năng đáp ứng yêu cầu mới khi kỹ năng lao động không được nâng lên. Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, nguồn nhân lực của đất nước được tăng cường về quy mô từ 50,4 triệu người (năm 2010) lên 56,2 triệu người (năm 2020).

Chung tay xây dựng lực lượng nhân lực chất lượng cao - Ảnh 1.

Về chất lượng, tỉ lệ lao động qua đào tạo cũng tăng từ 40% (năm 2010) lên khoảng 65% (năm 2020), trong đó có một số ngành đạt trình độ khu vực và quốc tế như y tế, cơ khí, công nghệ, xây dựng.  Tuy nhiên đánh giá của các chuyên gia cho thấy chất lượng nguồn nhân lực vẫn là điểm yếu cản trở sự phát triển và thu hút đầu tư. TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu là vùng kinh tế có tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa thuộc hàng cao nhất nước, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao gia tăng nhanh chóng. Thế nhưng, thực tế cho thấy nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu.

Nhằm góp phần nhìn rõ thực trạng và tìm kiếm giải pháp để nâng cao nguồn nhân lực, phục vụ yêu cầu phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng như của cả nước, tại tỉnh Bình Dương, Báo Người Lao Động phối hợp với UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Tọa đàm với chủ đề: “Nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh Bình Dương và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”.

Chung tay xây dựng lực lượng nhân lực chất lượng cao - Ảnh 2.

Tọa đàm sẽ cung cấp cho bạn đọc cái nhìn tổng quan về thực trạng, những điểm mạnh, lợi thế so sánh của chất lượng nguồn nhân lực của Bình Dương và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cùng những hạn chế về chất lượng nguồn nhân lực; bất cập giữa đào tạo và sử dụng lao động; từ đó đưa ra những giải pháp để đào tạo, nâng chất nguồn nhân lực, thắt chặt quan hệ gữa doanh nghiệp, các trường nghề, đơn vị tư vấn, giới thiệu việc làm. Đồng thời, đưa ra những kiến nghị về chính sách quản lý, đào tạo ở tầm vĩ mô quốc gia để đào tạo, cơ cấu nguồn nhân lực sao cho đủ mạnh, đáp ứng yêu cầu phát triển thời đại công nghệ 4.0; tận dụng cơ cấu vàng dân số Việt Nam, khai thác hiệu quả, góp phần đưa đất nước phát triển bền vững.

 Chương trình có sự tham gia của các khách mời:

1. Ông Tào Bằng Huy, Phó Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ LĐ-TB-XH

2. TS Trương Anh Dũng, Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB-XH

3. TS Vũ Minh Tiến, Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn, Tổng LĐLĐ Việt Nam.

Cùng đại diện các địa phương TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu cùng sự hiện diện của các chuyên gia tư vấn, tuyển dụng lao động có uy tín và các doanh nghiệp tại vùng kinh tế trọng điểm này, như:

1. Bà Nguyễn Thị Vân Anh, Giám đốc kinh doanh khu vực miền Nam Công ty VietnamWorks thuộc Công ty Navigos Group

2. TS Đỗ Thanh Vân, Phó Giám đốc Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động (FALMI).

3. Bà Phạm Lan Khanh, CEO FreelancerViet

4. TS tâm lý Đào Lê Hòa An, Giám đốc Trung tâm Hướng nghiệp 4.0 Jobway, cố vấn cấp cao tổ chức giáo dục AEG Việt Nam

5. Ông Nguyễn Quang Cường, Giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm Thanh niên TP HCM (YES Center)

Chung tay xây dựng lực lượng nhân lực chất lượng cao - Ảnh 3.

TS Tô Đình Tuân (trái)- Tổng Biên tập Báo Người Lao Động – trò chuyện với ông Nguyễn Văn Dành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương

Loading…
Dữ liệu tự động cập nhật sau
s…

Lên trên