Chàng trai có bằng thạc sĩ ở Mỹ, đi làm 12 năm vẫn được sếp Hoàng Nam Tiến “xúi” học tiến sĩ: Vì sao?
Võ Ngọc Duy Quang (33 tuổi đến từ thành phố Hồ Chí Minh) tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại đại học Webster (Mỹ), cử nhân Quản trị du lịch tại đại học Scross (Úc), tốt nghiệp ngành Quản trị Kinh doanh du lịch và khách sạn tại Viện Quản trị du lịch Singapore (TMIS). Bên cạnh hành trình du học khắp 3 châu lục, chàng trai trẻ còn có hơn 12 năm kinh nghiệm làm việc đa vị trí và cấp bậc tại các công ty quốc tế trong lĩnh vực khách sạn, resort, hãng hàng không và công ty đối tác, hỗ trợ kinh doanh cho doanh nghiệp (MPO) từ Singapore, Dubai và Thái Lan… Ngoài ra, anh còn có hơn 7 năm kinh nghiệm trong ngành đào tạo.
Dù Duy Quang đã có bằng thạc sĩ, sếp Hoàng Nam Tiến vẫn hỏi: “Có muốn tiếp tục học lên tiến sĩ không?”. Tình huống này là một điểm nhấn thú vị ở show “Cơ hội cho ai” diễn ra tối qua, 24/11.
Lý do là vì nếu anh có bằng tiến sĩ thì cực kỳ thuận lợi để trở thành giảng viên tại đại học FPT.
Nhận ra sếp Tiến hay “xúi” ứng viên đi học, MC Đinh Tiến Dũng liền đối chất và nhận được câu trả lời:“Tôi là người đi dạy mà”.
“Hệ tư tưởng đi học” của ông Hoàng Nam Tiến
Có thể thấy, đây không phải lần đầu tiên sếp Tiến khuyên mọi người nên đi học. Trước đó, ông từng bày tỏ quan điểm: “Con người ta ở độ tuổi từ 28-35 tuổi gọi là khủng hoảng tuổi trưởng thành, khi đó các bạn có một chút quan hệ, một chút tiền bạc và các bạn muốn làm gì đấy cho bản thân thì việc quan trọng nhất tại thời điểm này là các bạn phải đi học. Nếu được khuyên thì tôi sẽ nói các bạn đừng thuyết phục các sếp để được đi làm vội. Hãy dành ra cho mình khoảng 1 năm rưỡi đi học.”
Ông nói thêm: “Giống như 13 tuổi là tuổi dậy thì, 28 – 35 tuổi là khủng hoảng tuổi trưởng thành. Chúng ta nên dừng lại một nhịp, bỏ ra một khoảng thời gian để hiểu rõ năng lực, giá trị của mình, học thêm một hướng mới để tạo ra điểm đột phá về sau này.
Ông đặc biệt đề cao việc học. Sếp Tiến cho rằng, thế hệ Z nói riêng và tất cả nói chung đều cần có 4 phẩm chất. Đó là tư duy phản biện độc lập; khả năng tự học “lifelong learning” (Học tập suốt đời); phong cách sống khác biệt; khả năng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh. Ông nhận định: “Muốn sống sót trong thời đại hiện nay, chúng ta phải học tập suốt đời”.
Kiến thức – khoản đầu tư không bao giờ lỗ
Từ những gì sếp Tiến chia sẻ, có thể thấy, học tập không ngừng là chìa khóa mở ra những cánh cửa mới. Việc tiếp thu thêm kiến thức sẽ là bước đệm để chúng ta tiến xa hơn.
Việc học không chỉ kết thúc sau khi rời ghế nhà trường. Mà cần phải học liên tục để nâng cao tay nghề, học để mưu sinh, học thêm để thỏa mãn ước mơ của bản thân của gia đình, học để giải thoát bản thân, nhưng quan trọng nhất là học để tìm ra được phiên bản tốt nhất cho chính mình.
Nhung chung, trình độ nhận thức của một người quyết định phần lớn thu nhập của một người. Như chúng ta đã biết, tỷ phú Lý Gia Thành chỉ mới tốt nghiệp tiểu học nhưng điều này không ngăn cản ông trở thành người Trung Quốc giàu nhất châu Á và thế giới. Đơn giản vì ông luôn không ngừng học hỏi và tìm tòi.
Những cuốn sách bạn đã đọc, con đường bạn đã đi, những con người bạn đã gặp, tất cả sẽ trở thành vốn liếng làm giàu kiến thức và nâng cao tư duy của bạn. Trong nửa sau của cuộc đời, chỉ bằng cách không ngừng vượt qua các rào cản nhận thức và mở rộng suy nghĩ của mình, người ta mới có thể nhìn thấy một thế giới rộng lớn hơn và gặp gỡ một bản thân hoàn toàn mới.
Tổng hợp
Theo ĐSPL
Copy link
Lấy link!
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/chang-trai-co-bang-thac-si-o-my-i-lam-12-nam-van-uoc-sep-hoang-nam-tien-xui-hoc-tien-si-vi-sao-a394293.html