Vì sao các ‘sếp tổng’ sẵn sàng nhận lương vỏn vẹn vài nghìn đồng/năm? Tưởng là chịu thiệt nhưng đằng sau là cả một chiến lược đầy tham vọng

Vì sao các 'sếp tổng' sẵn sàng nhận lương vỏn vẹn vài nghìn đồng/năm? Tưởng là chịu thiệt nhưng đằng sau là cả một chiến lược đầy tham vọng - Ảnh 1.

Những ‘sếp tổng’ nhận lương 1 USD/năm

Là những người đứng đầu công ty, nắm mọi quyền hành và phải chịu nhiều áp lực, mọi người sẽ nghĩ rằng các chủ tịch của những tập đoàn lớn sẽ sẽ nhận được mức lương ‘khủng’. Song thực tế không phải tất cả đều như vậy. Giám đốc điều hành Meta – Mark Zuckerberg, Giám đốc điều hành của Alphabet – Larry Page, Giám đốc điều hành của Zynga – Mark Pincus, nữ tỷ phú thành công nhất nước Mỹ Meg Whitman… vẫn chỉ có mức là 1 USD/năm (23.000 đồng/năm).

Mức lương này đã trở nên phổ biến trong tuyên bố của các quan chức chính phủ hàng đầu nước Mỹ và một số giám đốc điều hành từ trong Thế chiến II. Vào đầu những năm 1940, khi nước Mỹ trong giai đoạn cố gắng thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Một số nhà lãnh đạo kiệt xuất như Philip Reed – CEO của GE và William S. Knudsen – Chủ tịch General Motors đã cung cấp dịch vụ của họ miễn phí cho chính phủ. Tuy nhiên, luật pháp cấm Washington thuê các tình nguyện viên mà không trả lương, những người này đã được đề nghị trả mức lương 1 USD. Họ được mệnh danh là ‘những người đàn ông 1 USD/ năm’.

Nhiều thập kỷ sau, khái niệm này đã được một nhóm CEO mới trong khu vực kinh tế tư nhân áp dụng. Đây không phải là một cử chỉ hi sinh như trong thời chiến tranh, mà là một động thái hướng đến các cổ đông trong công ty. Người dẫn đầu xu hướng này là Lee Iacocca – CEO của Chrysler Corporation đã sẵn sàng cắt giảm lương của bản thân xuống còn 1 USD trong bối cảnh tình hình kinh doanh tồi tệ. Đến khi công ty nhận được khoản vay 1,5 tỷ USD và tình hình công ty được khôi phục, ông đã được xem như một tấm gương tiêu biểu cho tinh thần hi sinh.

Từ đó trở đi, mức lương 1 USD trở thành một hình thức quảng cáo trong giới CEO về việc họ sẵn sàng chịu thiệt để công ty được phát triển.

Trong một buổi trả lời hỏi đáp trên facebook, hồi tháng 6/2015, Mark Zuckerberg đã tiết lộ lý gia nhập CLB lương 1 USD. Anh cho biết bản thân đã kiếm đủ tiền. “Giờ đây tôi chỉ tập trung đảm bảo rằng tôi làm điều tốt nhất có thể với những gì tôi có có. Cách tốt nhất tôi có thể giúp mọi người là thông qua facebook, mọi người có thể chia sẻ, kết nối với cả thế giới”, anh nói.

Song thực tế nguyên nhân gia nhập câu lạc bộ lương 1 USD của các CEO chỉ đơn giản là như vậy?

Đằng sau khoản lương 1 USD/năm

Theo Indiatimes, các CEO sẵn sàng nhận mức lương thấp đến như vậy nhằm mục đích tránh phải trả thuế thu nhập cao.

Tất nhiên mức lương 1 USD không phải là thu nhập duy nhất của các CEO. Đó chỉ là một phần trong tổng gói thù lao mà họ có thể sẽ nhận được. Ngoài tiền lương 1 USD, các CEO còn thu nhập từ quyền chọn cổ phiếu, cổ phần, khoản thưởng. Thuế thu nhập từ các khoản này thường thấp hơn so với thuế thu nhập cá nhân từ lương.

Kết quả hoạt động của công ty càng tốt thì các khoản tiền dưới dạng cổ phiếu, vốn cổ phiếu và tiền thường sẽ càng có giá trị và ngược lại. Từ đây họ gia tăng số cổ phần nắm giữ trong công ty giúp bản thân trụ vững ở vị trí điều hành dù có bị phản đối bởi chính nội bộ công ty.

Theo The Hustle, một nghiên cứu đã so sánh mức lương của các CEO nhận 1 USD và các CEO không nhận mức lương thấp như vậy đã phát hiện ra rằng: Trong khi các CEO nhận lương 1 USD nhận được được ít hơn khoảng 1,6 triệu USD tiền mặt so với các đồng nghiệp thì cuối cùng họ lại kiếm được nhiều hơn 3,5 triệu USD dưới các hình thức khác.

Vì sao các 'sếp tổng' sẵn sàng nhận lương vỏn vẹn vài nghìn đồng/năm? Tưởng là chịu thiệt nhưng đằng sau là cả một chiến lược đầy tham vọng - Ảnh 2.

Sự khác biệt giữa tổng thu nhập nhận về của CEO có lương 1 USD/năm so với các đồng nghiệp

Chẳng hạn, Steve Jobs đã nhận mức lương 1 USD mỗi năm từ năm 1997-2011, tức ông nhận được 15 USD tiền mặt. Tuy nhiên, trong cùng khoảng thời đó, giá trị của cổ phiếu của ông đã tăng từ 17,5 triệu USD lên 2,2 tỷ USD. Apple đã thưởng cho ông một chiếc máy bay riêng trị giá 90 triệu USD. Thậm chí chỉ riêng trong năm 2007, ông đã kiếm được 647 triệu USD từ cổ phiếu bị hạn chế giao dịch.

Điều này cũng còn hướng đến mục đích sâu xa khác khiến các nhà đầu tư yên tâm hơn vì một người sẽ làm việc chăm chỉ hơn khi thu nhập gắn liền với hiệu quả hoạt động của công ty.

Nhưng với các CEO nhận mức lương 1 USD thì đây là một cuộc chơi mạo hiểm bởi vì vận may của họ được gắn liền với hiệu quả hoạt động của công ty. Nếu công ty ăn nên làm ra, họ có thể kiếm được hàng triệu hoặc hàng tỷ từ các giao dịch chứng khoán hoặc ngược lại.

Vì sao các 'sếp tổng' sẵn sàng nhận lương vỏn vẹn vài nghìn đồng/năm? Tưởng là chịu thiệt nhưng đằng sau là cả một chiến lược đầy tham vọng - Ảnh 3.

Ảnh minh hoạ

Bên cạnh đó, việc sẵn sàng nhận mức lương 1 USD thay vì 1 triệu USD như nhiều người vẫn nghĩ còn cho thấy sự cống hiến và cam kết của người điều hành đối với công ty, tạo ra hình ảnh tích cực với công chúng. Đặc biệt, việc làm này của các CEO có thể coi là một chiến lược tác động tâm lý nhân viên, thúc đẩy hiệu quả làm ăn của công ty. Bằng việc giảm lương cơ bản của mình xuống mức 1 USD/năm toàn thể mọi người sẽ nhìn nhận đó là một sự hy sinh lớn lao của lãnh đạo để thúc đẩy tương lai bền vững và an toàn, ủng hộ tinh thần làm việc nhiều hơn bất chấp gian khó.

Tổng hợp


Theo Đinh Anh