Hỗ trợ lao động về nước khởi nghiệp

Trong đó, có hơn 1.100 lao động lập nghiệp, tự tạo việc làm, cho các công ty của nước ngoài đang đầu tư tại Việt Nam, trên 360 lao động đăng ký tiếp tục trở lại nước sở tại làm việc theo hợp đồng. Trong năm 2023, sở có những giải pháp mới phù hợp với xu thế chung của thị trường lao động, trong đó quyền lợi cho thực tập sinh, người lao động được ưu tiên hàng đầu.

Hỗ trợ lao động về nước khởi nghiệp - Ảnh 1.

Đồng Tháp là địa phương làm tốt xuất khẩu lao động bậc nhất vùng ĐBSCL

Mục tiêu năm nay, Đồng Tháp sẽ đưa ít nhất 1.500 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ở các lĩnh vực cơ khí, đóng gói công nghiệp (sân bay), điều dưỡng, chế biến thực phẩm…, các đơn hàng làm việc trong lĩnh vực nông vụ… Toàn ngành tiếp tục đẩy mạnh công tác tư vấn, tuyên truyền, vận động, đổi mới các phiên giao dịch việc làm, ký kết các bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác với các đối tác, nghiệp đoàn, công ty trong và ngoài nước; đầu tư trang thiết bị, phương tiện hiện đại trong việc đào tạo nguồn lao động; phối hợp với các ngành thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động sau khi hết hạn hợp đồng trở về nước khởi nghiệp.


Tin-ảnh: G.Nam