Chớ nên xem thường sức khỏe tinh thần

Chia sẻ về sức khỏe tinh thần trong các cuộc họp trực tuyến với nhân viên là việc các nhà lãnh đạo DN nên làm thường xuyên hơn. Việc tổ chức thường xuyên các cuộc họp mang tên “Chia sẻ gắn kết” để đánh giá xem NLĐ của DN đang cảm thấy thế nào về những gì đang diễn ra xung quanh NLĐ như: khối lượng công việc, tương tác, phối hợp với nhau trong công việc cũng như những đề xuất để việc làm việc từ xa được hiệu quả hơn. Bên cạnh đó là sự quan tâm chia sẻ đến các vấn đề của nhân viên như việc ăn uống, sinh hoạt, có nguy cơ lây nhiễm bệnh hay không, kể cả các biện pháp có thể xảy ra khi NLĐ bị nhiễm bệnh. “Chuẩn bị một kịch bản nếu có nhân viên chẳng may bị nhiễm bệnh thì hướng hỗ trợ, xử lý công việc của người đó như thế nào? Những hỗ trợ về vật chất lẫn tinh thần sẽ ra sao để nhân viên đó yên tâm điều trị bệnh… Đó là sự quan tâm đủ đầy nhất, trọn vẹn nhất mà lãnh đạo DN nên làm trong giai đoạn này” – bà Quỳnh nói.

Chớ nên xem thường sức khỏe tinh thần - Ảnh 1.

Làm việc tại nhà hiệu quả hơn với một sức khỏe tinh thần đủ tốt

Làm việc tại nhà trong khi tình hình dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp khiến NLĐ có những lúc rơi vào trạng thái căng thẳng. Việc truyền động lực cho nhân viên trong giai đoạn này là rất quan trọng. Lãnh đạo DN nên nêu bật những đóng góp của nhân viên trong giai đoạn này, ví họ như những người cật lực làm việc có ý nghĩa cho cả DN và xã hội. Khi làm một việc có ý nghĩa, NLĐ sẽ cảm thấy vui vẻ và làm việc hăng hái hơn. Chính sách khen thưởng cho nhân viên làm việc trong giai đoạn giãn cách xã hội cũng là cách để DN giữ NLĐ và thúc đẩy họ có nhiều đóng góp hơn. Hãy giữ mức lương tương xứng với công sức của NLĐ, hạn chế tối đa việc cắt giảm để NLĐ cảm thấy yên tâm mà tập trung vào công việc.

Khuyến khích nhân viên phản hồi, đưa ra ý kiến về công việc, chính sách làm việc, thu nhập… cũng là việc DN nên làm. Chính những sự thay đổi nhỏ này giúp nhân viên cảm thấy mình được tôn trọng, được lắng nghe, có tiếng nói trong công ty, góp phần tăng hiệu quả và năng suất công việc. Trái lại, nếu nhà quản lý khiến cho NLĐ cảm thấy không được tôn trọng, tin tưởng, họ sẽ dễ rơi vào trạng thái chán nản, tự ti và không hoàn thành tốt công việc.


Bài và ảnh: Nam Giang