8 ngành nghề có nguy cơ biến mất trong tương lai
Trong vài năm trở lại đây, công nghệ phát triển nhanh, nhiều loại hình mới ra đời và trở nên phổ biến như: mua sắm online, phát triển xe tự động lái…
Điều này khiến nhiều ngành nghề không còn cần đến người lao động trong thời gian tới mà có thể dễ dàng thay thế bằng các tiến bộ công nghệ tự động hóa, rô bốt.
Dưới đây là 8 ngành nghề được các chuyên gia dự đoán có thể sẽ sớm biến mất trong thời gian tới.
1. Nhân viên bán xăng
Trước sự phát triển nhảy vọt của công nghệ, các dịch vụ bơm xăng tự động ra đời mang đến nhiều tiện ích cho khách hàng.
Mô hình trạm xăng tự phục vụ gắn với cửa hàng tiện lợi đang được triển khai mạnh. (Ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, mô hình trạm xăng tự phục vụ gắn với cửa hàng tiện lợi đang được triển khai mạnh, giá thành rẻ nên được mọi người ưu tiên sử dụng. Và chính điều này khiến nhân viên bán xăng có nguy cơ thất nghiệp rất cao.
2. Nhân viên bán hàng
Tại các cửa hàng tiện lợi, siêu thị hiện nay bắt đầu trang bị các máy thanh toán tự động, giúp người mua có thể dễ dàng tự quét mã vạch trả tiền.
Với phương pháp tự thanh toán này giúp khách hàng tiết kiệm thời gian hơn so với phương thức thanh toán truyền thống. Vậy nên, nhân viên bán hàng có thể đối diện với nguy cơ không có việc làm trong thời gian tới.
3. Lái xe
Trước sự phát triển vũ bão của khoa học công nghệ, các tài xế cũng đang phải đối diện với nguy cơ mất việc rất cao.
Bởi nhiều loại hình dịch vụ công nghệ hiện nay phát triển đến mức gần như hoàn hảo. Chế độ tự động lái, điều khiển từ xa ra đời khiến con người dễ dàng di chuyển hơn.
Bên cạnh đó, những tiến bộ trong lĩnh vực camera hành trình gắn xe và AI thị giác cũng đáp ứng nhu cầu an toàn khi sử dụng xe không người lái của người dân.
Chế độ tự động lái, điều khiển từ xa ra đời khiến con người dễ dàng di chuyển hơn. (Ảnh minh họa)
4. Phiên dịch viên
Với sự ra đời và trợ giúp của các app (ứng dụng), phần mềm dịch thuật mà giờ đây, các văn bản khoa học, hành chính,… đã có thể được dịch nhanh chóng và dễ dàng.
Bên cạnh đó, các phần mềm cũng hỗ trợ dịch những tác phẩm nghệ thuật như thơ, tiểu thuyết, phim… mượt mà và trau chuốt trong thời gian ngắn khiến chúng ta phải ngỡ ngàng.
Chính vì có thể dễ dàng dịch qua các app (ứng dụng) mà giờ đây nghề phiên dịch viên được xếp vào một trong những nghề sớm biến mất trong tương lai.
5. Trọng tài
Chúng ta có thể thấy trong các giải đấu quốc tế lớn, có rất nhiều camera được lắp cố định và nhiều camera di chuyển xung quanh địa điểm thi đấu. Điều này vừa giúp ghi lại toàn bộ hành trình của trận đấu, cũng như những khoảnh khắc thú vị.
Hơn nữa, nó cũng có tác dụng ghi lại những lỗi sai trong suốt qua trình thi đấu. Vì vậy, nghề trọng tài có thể sẽ sớm bị công nghệ thay thế hoàn toàn.
6. Lập trình viên
Trong thời đại công nghệ 4.0, Internet phát triển toàn cầu cùng sự ra đời của các ứng dụng chat AI hiện đại khiến các lập trình viên phải đối mặt với nguy cơ thất nghiệp cao.
Nhất là mới đây khi Chat GPT (viết tắt của Chat Generative Pre-training Transformer, là một chatbot do OpenAI phát triển) ra mắt đã nhận được sự quan tâm lớn. Chat GPT trở thành một xu hướng toàn cầu, giúp con người rút ngắn thời gian hoàn thành công việc và đạt hiệu quả tốt nhất.
AI hiện đại khiến các lập trình viên phải đối mặt với nguy cơ thất nghiệp cao Ảnh minh họa)
7. Lính cứu hỏa
Với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, nếu xảy ra hỏa hoạn thì thay vì đợi lính cứu hỏa thực hiện nhiệm vụ, chúng ta có thể sử dụng máy bay không người lái để dập lửa nhanh chóng.
Bên cạnh đó, con người cũng có thể áp dụng những công nghệ điện tử để phát hiện tung tích người mất tích trong đống lửa, từ đó giảm thiểu tối đa thiệt hại.
Vậy nên, lính cứu hỏa cũng được xem là một nghề có nguy cơ biến mất rất cao trong tương lai.
8. Công nhân dây chuyền lắp ráp
Sự phát triển liên tục của công nghệ đã tạo điều kiện cho ngành công nghiệp mới phát triển nhanh.
Công nhân dây chuyền lắp ráp có nguy cơ không có việc làm rất cao
Hiện nay, máy móc hiện đại ra đời, các dây chuyền lắp ráp tự động hóa có thể vận hành không cần người điều khiển. Vì vậy, công nhân dây chuyền lắp ráp có nguy cơ không có việc làm rất cao. Họ có thể bị công nghệ thay thế hoàn toàn trong tương lai.