28 tuổi kiếm hơn 2 tỷ đồng/tháng: Nhập ví từ Alibaba về tự dán nhãn, bỏ luôn nghề kỹ sư để theo ‘nghiệp’ bán hàng online
Joe Reeves đã làm nhiều công việc phụ khác nhau trong 10 năm qua. Chàng trai 18 tuổi cho biết anh viết blog vào khoảng sau 6 năm trước, đầu tư một chiếc máy ảnh xịn để bắt đầu quay vlog khi nội dung này còn thịnh hành.
Ngay sau khi con trai ra đời vào tháng 12 năm 2020, anh quyết định thử sức với việc bán hàng online. Khi đó, Joe vẫn làm kỹ sư dạ án cho một công ty xây dựng ở Denver, có 4 tuần nghỉ để chăm sóc con nên anh đã suy nghĩ xem việc bán hàng online của mình sẽ phát triển theo hướng nào.
Vào tháng 8/2021, Joe bắt đầu bán ví nam trên Amazon. Doanh thu 2 tháng đầu tiên là 63.000 USD, đủ để hòa vốn. Đầu năm 2022, anh thu về khoản lợi nhuận kha khá là khoảng 13.000 USD và tháng 2, 80.000 USD vào tháng 5 và 140.000 USD vào tháng 6.
Trong 12 tháng qua, Joe đã kiếm được số ví nam trị giá hơn 5 triệu USD. Thời điểm đắt hàng nhất là tháng 12/2022, khi anh bán được hơn 1 triệu USD. Sau khi trừ chi phí kinh doanh, Joe kiếm được trung bình hơn 100.000 USD/tháng.
Joe chính thức nghỉ việc kỹ sư dự án vào tháng 6/2022 và dành toàn thời gian để điều hành công việc kinh doanh ví của mình và đặt tên cửa hàng là Mountain Voyage. Anh cũng làm việc ở 330 Trading, một đại lý tìm nguồn cung ứng sản phẩm mà anh đã thành lập cùng đối tác của mình là Tyler Walter vào năm 2021, để hỗ trợ người kinh doanh trên Amazon đa dạng hóa nguồn cung.
Vậy Joe đã làm thế nào để bán hàng mà tháng nào cũng lãi?
Không ngại mạo hiểm
Joe có một người bạn đã thử nghiệm hình thức dropshipping (mô hình bán hàng bỏ qua khâu vận chuyển) và thất bại. Tuy nhiên, anh vẫn quyết định thử nhưng không bắt đầu theo cách phổ biến như nhiều người khác là nghiên cứu sản phẩm. Anh thành lập một công ty trách nhiệm hữu hạn, mở tài khoản ngân hàng và đặt tên công ty.
Về cách lựa chọn ví để bán, Joe chia sẻ anh tình cờ đặt một chiếc do mình bán và học cách đặt đồ trên nền tảng của Alibaba. Anh bắt đầu tìm kiếm các từ khóa như “ví đơn giản”, “phụ kiện nam”, “đồ cầm tay hàng ngày” để xem Alibaba cho ra các kết quả như thế nào.
Anh tìm được một nhà cung cấp thông qua Alibaba và có kiểu dáng rất giống với một đối thủ cạnh tranh. Ở đơn đầu tiên, anh mua khoảng 1.000 chiếc với giá 7 USD/chiếc, tự đóng nhãn tại nhà, chi phí vận chuyển là 3.000 USD.
Trước khi nghỉ công việc toàn thời gian, Joe thường về nhà ăn tối sau đó dọn dẹp và bắt đầu xếp ví lên toàn bộ bàn bếp, dán nhãn Amazon lên mọi sản phẩm, đóng hộp và bắt đầu gửi đến Amazon. Về buôn bán trên Amazon, Joe chia sẻ nền tảng này thu phí giới thiệu 8-15% trên mỗi lần bán hàng.
Anh cũng thuê một bên thứ 3 để chụp ảnh cho sản phẩm, chi từ 50-100 USD. Joe nói: “Thông thường mọi người thường bỏ qua bước này và tiết kiệm tiền bằng cách tự chụp bằng điện thoại. Nếu ảnh đẹp và thu hút thì dần dần bạn sẽ thu lại được số tiền đã bỏ ra.”
Trong khi đó, phí tổn ban đầu là hàng tồn kho, nên cần có chiến lược để không bao giờ hết hàng. Joe cũng từng gặp khó khăn trong khi thực hiện bước đi này. Anh đã trải qua một tháng “buôn may bán đắt” đó là vào các ngày lễ tháng 12/2021, khi đó hàng tồn kho cũng hết sạch. Tuy nhiên, đến tháng 1 thì anh lại thua lỗ vì không còn hàng để bán và mọi thứ chỉ hồi phục vào tháng 2.
Theo Joe, việc mua bán liên tục mà không sử dụng quảng cáo có thể trở nên tốn kém, đặc biệt là khi mở rộng quy mô nhanh chóng. Joe nói: “Điều mà tôi không nhận ra lúc đầu là khi đã bán hết 1 nửa số hàng, tôi cần phải đặt tiếp cho lô tiếp theo.”
Vì phát triển quá nhanh, Joe đã từ mua 1.000 chiếc ví sang 2.000, rồi đến 10.000. Dù có lãi nhưng số dư thẻ tín dụng của anh lên tới 90.000 USD. Sau khi bán, Joe vẫn đủ tiền để trả nợ thẻ tín dụng nhưng không có gì đảm bảo rằng lúc nào cũng đắt hàng.
Doanh thu từ 60.000 USD/tháng lên hơn 1 triệu USD
Ví của Joe có người tìm mua ngay lập tức sau khi bắt đầu đăng bán vào tháng 8/2021. Anh cho biết việc kinh doanh được mở rộng nhanh chóng nhưng anh cũng chi tiêu rất nhiều, đặc biệt là cho quảng cáo.
Chia sẻ về thành công của mình, Joe cho rằng những đánh giá của khách hàng trên Amazon có lẽ là một trong những điều quan trọng nhất và các duy nhất để có được chính là thu hút người mua. Anh giải thích, khoảng 4% người dùng sẽ để lại bình luận, do đó để nhận được 10.000 đánh giá thì cần bán 250.000 ví.
Quảng cáo sẽ giúp chúng ta thu hút thêm người mua nhưng chắc chắn là tốn tiền. Ban đầu, Joe chi từ 300-500 USD/ngày và nhận định đây sẽ là cú sốc với bất kỳ ai chưa quen với việc quản lý tiền bạc, đặc biệt là ở thời gian đầu khi chưa kiếm được nhiều tiền.
Khi doanh thu tăng lên, Joe cũng có thể chi nhiều tiền cho quảng cáo hơn. Hiện tại, anh chi khoảng 10.000 USD/ngày cho quảng cáo và thuê ngoài tất cả để quản lý hoạt động này.
Tháng 6/2022 là thời điểm đột phá với công ty của Joe. Anh nói rằng mình kiếm được khoảng 140.000 USD, gần gấp đôi mức lương hàng năm ở công việc cũ là 85.000 USD. Đến tháng 11, Joe đạt mức doanh thu khoảng 600.000 USD và tháng 12 là 1,5 triệu USD.
Joe chia sẻ rằng công việc này khiến anh thoải mái hơn, vừa có thể trông con trong lúc làm việc và đặc biệt sẽ nhận được 1.000 USD vào tài khoản mỗi thứ Sáu. “Phần thưởng” của năm 2022 chính là việc anh kiếm được nhiều hơn số tiền trong toàn bộ những năm đi làm có được.
Tham khảo BI
Theo Nhịp sống thị trường
Copy link
Lấy link!
https://markettimes.vn/28-tuoi-kiem-hon-2-ty-dong-thang-nhap-vi-tu-alibaba-ve-tu-dan-nhan-bo-luon-nghe-ky-su-de-theo-nghiep-ban-hang-online-17120.html